Türkiye'de spor bahisleri ve online casinolar dünyasına adım atmak ister misiniz? Mostbet'ten başka yere bakmayın. Çok çeşitli bonuslar ve promosyonlar, yüksek oranlar, ücretsiz bahisler ve bedava dönüşler dahil olmak üzere bir dizi birinci sınıf özellik ile bahis şirketi, çevrimiçi oyunların heyecan verici dünyasını keşfetmek isteyenler için ideal bir platformdur. Mostbet'te bahislerin dünyanın her yerinden çevrimiçi olarak oynanabildiği kullanışlı mobil uygulamadan da memnun kalacaksınız!

Khác biệt giữa DualSense của PS5 và DualShock 4 là gì?

Hiện tại, Sony cuối cùng cũng tiết lộ tay cầm cho hệ máy console tiếp theo PS5 của hãng, mang tên là DualSense. Điều đáng chú ý đặc biệt nhất khiến cộng đồng game thủ bàn tán suốt mấy ngày qua đó chính là thiết kế và tên tay cầm đã được Sony thay đổi gần như hoàn toàn, đánh dấu một sự chuyển mình mới thoát khỏi phong cách truyền thống từ các đời DualShock cũ đã có. 

Ngoài phần thiết kế, DualSense cũng được bổ sung cực nhiều tính năng khác nhau khiến nhiều game thủ đặt ra câu hỏi, hai tay cầm này thực sự khác nhau ra sao? Hãy cùng 34game shop tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khác biệt giữa DualSense của PS5 và DualShock 4
Khác biệt giữa DualSense của PS5 và DualShock 4

Thiết kế của DualSense VS DualShock 4

Thiết kế của DualSense VS DualShock 4
Thiết kế của DualSense VS DualShock 4

Những thay đổi rõ rệt nhất được thực hiện là thiết kế thực tế của DualSense. Người ta có thể thấy rõ ràng hình dạng của tay cầm mới có phần kéo dài hơn và có nhiều cạnh so với tay cầm DualShock 4, tuy nhiên điều này lại khiến DualSense trở lên góc cạnh và có vẻ hơi thô cứng hơn so vơi người tiền nhiệm. Phối màu hai tông màu đen trắng làm nổi bật khá bắt mắt và nhiều fan hâm mộ cũng đặt niềm tin rằng PS5 cũng sẽ có màu đen và trắng như vậy.

 

Dải ánh sáng của DualSense và DualShock 4

Dải ánh sáng của DualSense và DualShock 4
Dải ánh sáng của DualSense và DualShock 4

Khi phát hành vào năm 2013, dải ánh sáng ở đằng sau của DualShock 4 đã giúp người dùng biết được trạng thái của tay cầm theo màu đèn. Mặc dù cho không loại bỏ tính năng này trên DualSense, Sony lại chuyển dài ánh sáng này và đặt nó ở phía hai bên của bàn di chuột. Thiết kế này sẽ giúp người dùng dễ dàng nhìn thấy hơn so với dải ánh sáng đằng sau DualShock 4 vô cùng tiện lợi.

 

Phản hồi xúc giác (Haptic Feedback)

Phản hồi xúc giác (Haptic Feedback)
Phản hồi xúc giác (Haptic Feedback)

Tay cầm DualSense sẽ được trang bị công nghệ rung tiên tiến, tên gọi là “phản hồi xúc giác”. Dù tính năng này không có trên tay cầm DualShock 4.  Nhưng nó cũng đã được trang bị vào tay cầm Xbox One từ năm 2013. Sony có vẻ như đã đến muộn hơn trong việc trang bị công nghệ này lên tay cầm của mình. Tuy nhiên việc học hỏi những điểm mạnh của đối thủ không khiến Sony bị chê bai mà lại còn được khen ngợi. Phản hồi xúc giác sẽ cho phép tay cầm rung ở một cường độ khá lớn. Cũng như là cho phép các bộ phận cụ thể của bộ điều khiển rung độc lập. Điều này có nghĩa để mang lại trải nghiệm chơi game nhập vai chân thực hơn. Đây sẽ là một bản nâng cấp chất lượng từ DualShock 4.

 

Adaptive Triggers

Adaptive Triggers
Adaptive Triggers

Một tính năng khác hoàn toàn nữa mới đối với DualSense là “Adaptive Triggers”. Điều này có nghĩa là các tựa game sẽ có thể giao tiếp, kết nối với người chơi thông qua tay cầm. Giúp nâng cao trải nghiệm chơi game lên tầm cao mới tuyệt vời hơn. Dù đây chỉ là một tính năng nhỏ, nhưng nó sẽ giúp tăng thêm cảm giác chân thực cho người chơi khi tham gia vào các tựa game, cũng như cung cấp cho các nhà phát triển nhiều tùy chọn hơn để có thể truyền tải thông tin đến người chơi một cách gián tiếp.

Phím Create vs nút Share

Phím Create vs nút Share
Phím Create vs nút Share

Thay đổi bí ẩn nhất cho tay cầm DualSense. Chính là việc hoán đổi nút Share như trên DualShock 4 thành nút Create. Sony vẫn im lặng về những gì mà nút Create mới tạo lên sự khác biệt. Còn về mặt chức năng, nút Create sẽ có thể thực hiện mọi thứ mà nút Share làm được. Bao gồm lưu ảnh chụp màn hình, video và chia sẻ trực tuyến. Nhiều khả năng, nút được đổi tên thành Create để nhấn mạnh hơn sự thay đổi tư duy từ chia sẻ nội dung sang tạo nội dung.